Cách pha sữa công thức Meiji cho trẻ sơ sinh

 Hướng dẫn cách pha sữa công thức Meiji cho trẻ sơ sinh đạt chuẩn chất lượng

Sữa Meiji của Nhật Bản được các mẹ Việt ưa chuộng với ưu điểm là sữa công thức mát, vị dễ uống, tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách pha sữa công thứcMeiji cho trẻ sơ sinh chuẩn xác nhất để bé hấp thụ tối đa.

pha sữa meiji

Bà bầu có ăn trứng vịt lộn được không?

Bà bầu có ăn trứng vịt lộn được không? Vấn đề mà rất nhiều mẹ đã gửi ý kiến của mình để được giải đáp. Liệu ăn trứng vịt lộn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích nhất nhé!

Xem thêm: https://ipreg.vn/dinh-duong-thai-ky

Bà bầu có được ăn ngải cứu không?

 

Giải đáp câu hỏi: "Bà bầu có được ăn ngải cứu không?" cho các mẹ



Đối với chị em khi mang thai, các thực phẩm khi cung cấp vào cơ thể đều phải tìm hiểu kĩ càng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy bà bầu có được ăn ngải cứu không? Loại cây này có bổ sung dưỡng chất gì cho mẹ và bé hay không? Đừng vội lướt qua bài viết này nếu mẹ muốn tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm: https://ipreg.vn/dinh-duong-thai-ky

Bà bầu có được ăn ngải cứu không?

Ngải cứu được xem là loại cây thuốc quý, chúng không chỉ là món rau ngon mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Có vị hơi đắng, mùi nồng và rất đắng.

Vậy bà bầu có được ăn ngải cứu không? Theo các chuyên gia nghiên cứu, phụ nữ khi mang thai được phép sử dụng loại cây này. Tuy nhiên, phải biết dùng ngải cứu với tần suất phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều gây nguy hại cho sức khỏe.

Loại cây ngải cứu này đem tới khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chị em khi mang thai:

●  Điều hòa được kinh nguyệt

●  Điều trị cơ thể bị suy nhược

●  Trị mụn nhọt

●  Cầm máu tốt

●  Làm sạch và bổ sung độ ẩm cho làn da

●  Trị các bệnh về cảm cúm, viêm họng, ho, đau đầu…

●  Giúp các vết thương được mau lành hơn

Những trường hợp mẹ bầu không nên ăn ngải cứu

Cơ địa nhạy cảm

Tần suất sử dụng ngải cứu phù hợp khoảng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần ăn chỉ từ 3-5 ngọn. Các mẹ cần lưu ý, nếu cơ địa nhạy cảm hay thuộc nhóm máu nóng thì nên hạn chế ăn. Bởi sẽ gây ra hiện tượng co tử cung, ra máu và dẫn đến sảy thai.

Mẹ đang ở giai đoạn 3 tháng đầu

Khi mẹ đang ở giai đoạn 2 tháng đầu của thai kỳ, tuyệt đối không sử dụng ngải cứu làm thức ăn để ăn, sẽ rất nguy hại cho tính mạng của cả mẹ và bé.

Có tiền sử bệnh đường ruột

Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng nên người mắc chứng bệnh về đường ruột khi ăn, bệnh tình sẽ càng trở nên nặng hơn.

Viêm gan

Trong ngải cứu có chứa các độc tính gây hại, vì thế mẹ bầu không nên ăn loại thực phẩm này dễ bị trúng độc.

Mách mẹ bầu vài món ăn từ ngải cứu

Khi sử dụng ngải cứu làm món ăn, mẹ nên kết hợp cùng các thực phẩm khác nhau để bữa ăn được ngon và lạ vị hơn:

Canh ngải cứu thịt nạc

●  Sử dụng thịt nạc và một ít ngải cứu nấu thành món canh giúp cho kinh nguyệt trở nên đều hơn. Bên cạnh đó, còn giúp bớt được khí hư hay đau bụng do lạnh.

●  Cách chế biến: lấy thịt heo băm nhỏ rồi ướp với các gia vị. Đem xào rồi cho nước vào, sau đó cho phần rau ngải cứu để nấu. Khi sôi, nêm nếm cho vừa miệng là được.

Gà tần ngải cứu

●  Ngải cứu kết hợp với gà tần giúp cho xương chắc khỏe và hoạt huyết.

●  Cách chế biến: gà làm sạch rồi cho chung vào nồi với vài trái táo đỏ, 3 lát sâm, tam thất, hạt sen, kỷ từ và ngải cứu. Cho vào các gia vị vừa miệng, tắt bếp khi gà đã nhừ vừa tới.

Trứng gà ngải cứu

●  Tốt cho việc lưu thông máu tốt hơn, trị được chứng đau đầu.

●  Cách chế biến: đánh trứng gà đều, thái nhỏ rau ngải cứu và cho vào chung. Sau đó, nêm gia vị vừa miệng rồi đem tráng chín.

Cháo ngải cứu

●  Nếu ngán cơm, thì mẹ có thể ăn cháo kết hợp với ngải cứu. Nhờ thế, giúp cho các mẹ tránh được động thai và tình trạng đau xương khớp được giảm.

●  Cách chế biến: ngải cứu thái nhỏ rồi đem nấu. Sử dụng nước đã nấu cho gạo vào để nấu cháo. Không cần nêm gia vị, khi ăn cho 1 ít đường vào là được. Mẹ nên dùng món này khi nóng sẽ ngon hơn.

Bà bầu có được ăn ngải cứu không? Đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ ở phía trên. Đừng quên ghi chú ngay lại để áp dụng tốt hơn không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà cả con nữa nhé!

Xem rốn đón sinh con trai hay gái - iPREG

Trong các mẹo dân gian, thì cách xem rốn đoán sinh con trai hay gái là phương pháp được nhiều người truyền miệng và áp dụng nhiều nhất. Tuy trong thời hiện đại, người ta đã xác định giới tính thai nhi bằng công nghệ tân tiến hơn, nhưng mẹo xem rốn mẹ để đoán giới tính của con vẫn được sử dụng khá nhiều. Vậy cách này có thực sự chính xác như lời đồn không? Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này nhé!

Cách xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không

Hiện nay đang rộ lên tình trạng siêu âm để xác định trai hay gái, sau đó họ sẽ bỏ thai nếu như bé không mang đúng giới tính mà gia đình mong muốn. Để ngăn chặn việc quá chênh lệch giới tính và hạn chế nạn nạo phá thai, các bệnh viện đã quyết định ngừng cung cấp thông tin về giới tính của bé cho gia đình. Vậy nên mới có nhiều người muốn tìm hiểu và áp dụng cách xem rốn đoán sinh con trai hay gái để có sự chuẩn bị tốt hơn.

Xem rốn đoán giới tính

Cách xem rốn đoán sinh con trai gái là một mẹo trong dân gian từ thời xa xưa, được truyền tai nhau và lưu giữ cho đến tận ngày nay, dĩ nhiên nó sẽ không có bằng chứng xác thực về mặt khoa học. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà cách này được áp dụng lâu đến thế. Vậy nên, chúng tôi nghĩ rằng cách xem này ở một khía cạnh nào đó cũng có độ chính xác rất cao.
Hướng dẫn cách xem rốn đoán trai gái khi đang mang thai

Để dự đoán thai nhi hiện tại mang giới tính là trai hay gái, bạn có thể tham khảo theo một số cách xem rốn biết trai hay gái như sau:
  • Đối với trường hợp rốn to, tỷ lệ sinh con trai sẽ cao hơn.
  • Ngược lại, trường hợp rốn bé thì tỷ lệ sinh con gái cao hơn.
  • Rốn sâu hơn 0,3cm cũng có tỷ lệ sinh con trai cao hơn.
Ngoài ra, việc rốn lồi ra ngoài cũng có thể dự báo trước rằng bạn sẽ sinh con trai hay con gái. Vậy bầu mấy tháng thì rốn lồi? Bạn có thể tham khảo qua các gợi ý sau:
  • Thai kỳ ở tháng thứ 3 rốn bắt đầu lồi thì có thể đó là con gái.
  • Thai kỳ ở tháng thứ 6 rốn mới bắt đầu lồi thì có thể đó là con trai.
  • Hướng dẫn xem rốn bé trước để đoán giới tính bé sau
Ngoài cách xem rốn mẹ đoán trai hay gái, thì bạn vẫn có thể nhìn rốn của bé trước sẽ đoán được giới tính của em bé tiếp theo. Nếu bạn đang mang thai bé thứ 2, thứ 3,.. và muốn xác định giới tính của bé, thì có thể thử tham khảo thêm mẹo đoán sinh trai hay gái này nữa nhé. Cách xem như sau:
  • Xem vào phần đầu rốn, nếu như phần đầu rốn úp xuống thì tỷ lệ sinh con trai cao.
  • Ngược lại, phần đầu rốn của con đầu ngửa lên thì tỷ lệ sinh con gái cao hơn.
Ngoài cách xem rốn bé trước để đoán giới tính bé sau, bạn cũng có thể xem ngấn chân hoặc ngấn đùi của bé trước để đoán giới tính của bé sau.

Nhìn hình siêu âm làm sao phân biết được giới tính của bé?

Để tìm cách nhìn hình ảnh siêu âm biết trai hay gái, thì bố mẹ có thể xem vào vùng giữa háng của bé. Nếu xuất hiện 3 đường kẻ song song với nhau, thì đó là bé gái. Còn nếu thấy dương vật hoặc bìu, thì đó là bé trai. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và chỉ rõ cho bố mẹ quan sát trong quá trình siêu âm, nên bạn không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, nếu bạn vẫn muốn nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái bằng một cách khác, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

Cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái bằng tim thai

Giới tính của bé có thể nhận biết bằng dữ liệu tim thai. Khi đi khám, bác sĩ sẽ cung cấp đầy đủ những chỉ số này cho bạn. Nếu nhịp tim của bé có tần số chậm hơn khoảng 150 thì đó là bé trai. Còn ngược lại, nhịp tim của bé có tần số nhanh hơn 150 thì đó là bé gái.
Cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái bằng hình dạng túi thai

Bố mẹ còn có thể quan sát hình dạng của túi thai để xác định giới tính của bé. Nếu hình ảnh siêu âm của bé dài, thì bé là trai. Nếu hình ảnh siêu âm của bé tròn, thì bé là gái. Tuy nhiên, hình dạng túi thai có thể thay đổi tùy vào sức căng và lượng nước ối bên trong, nên cách xác định này chỉ mang tính chất tương đối.

Cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái bằng xương đùi


Theo quan niệm của ông bà xưa, phần xương đùi của bé trai và bé gái sẽ khác nhau. Bố mẹ có thể dựa vào công thức đường kính của phần xương trên cùng, nhân đôi, rồi trừ đi chiều dài của xương đùi để xác định giới tính. Nếu kết quả nhỏ hơn 21 mm, thì đó là bé gái. Nếu kết quả lớn hơn 21 mm, thì đó là bé trai.

Cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái qua sự phát triển

Ngoài các phương pháp trên, thì dân gian thường dựa vào quá trình phát triển và hoạt động của bé trong bụng mẹ để xác định giới tính. Ví dụ như là tính cách, cử động, chuyển động cơ thể, thói quen của bé,…

Mẹ còn có thể dựa vào tình trạng ốm nghén của mình để xác định giới tính. Nếu như mang thai bé gái, thì bạn sẽ mệt mỏi hơn do cơ thể chứa nhiều hormone nữ hơn bình thường.

Giới thiệu iPREG

 iPREG ORG là một tổ chức phi lợi nhuận, chúng tôi cung cấp các thông tin sức khỏe, y tế cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, thai kì, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh. iPREG được thành lập năm 2019 tại Hà Nội, hiện chúng tôi đang hoạt động trên nền tảng online thông qua website iPREG.vn và các mạng xã hội Google, Youtube, Facebook, Twitter.

Mục tiêu của iPREG là đưa ra những thông tin tham khảo chính xác và phù hợp nhất cho người dùng, tuy nhiên những thông tin mà chúng tôi đăng tải không thay thế cho các chuẩn đoán, điều trị từ bác sĩ và chuyên gia y tế. Hiện nay, sức khỏe sinh sản không được các bạn trẻ, các cặp vợ chồng xem nặng, chúng tôi luôn hi vọng với những thông tin hữu ích được đăng tải trên iPREG.vn sẽ phần nào bổ sung kịp thời tới bạn đọc.

iPREG hiện hợp tác với các bác sĩ sản khoa, các dược sĩ và các cộng tác viên trên khắp cả nước. Chúng tôi cam kết, mọi thông tin đăng tải đều chính xác và có tính khách quan. Các bài viết trên iPREG.vn đều được kiểm tra đầy đủ tính xác thực bởi kiểm duyệt viên có trình độ y khoa trước khi đăng tải.

Hiện tại, iPREG đã và đang nhận được sự quan tâm của bạn đọc, chúng tôi sẽ không ngừng cải thiện các nội dung, ứng dụng trên website iPREG.vn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu từ người đọc.

Đội ngũ bác sĩ

Chị trách nhiệm kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải, các bác sĩ còn đưa ra các lời khuyên cho đội ngũ tác giả khi viết các bài mang tính học thuật cao.

  • Trần Thanh Nam – Bác sĩ đa khoa tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.
  • Đặng Thanh Tâm – Bác sĩ sản nhi tại bệnh viện Việt Trì, Phú Thọ.

Đội ngũ cộng tác viên – quản lý nội dung

Các bạn cộng tác viên và quản lý nội dung được đào tạo chuyên sâu về văn phong, ngôn từ, kiến thức y học trước khi cộng tác với iPREG.

  • Nguyễn Thị Thanh Trúc – Khoa dược, đại học Cần Thơ.
  • Trần Thanh Vy – Cao đẳng thương mại TP Hồ Chí Minh.
  • Vũ Huyền My – Học viên Tài Chính Hà Nội.
  • Đỗ Thị Khánh Huyền – Học viện Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn.

Đội ngũ quản trị web

Vận hành và khắc phục các sự cố mà website iPREG.vn có thể mắc phải trong quá trình hoạt động.

  • Nguyễn Đức Hoàng – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Hoàng Xuân Cảnh – Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

Vui lòng tham khảo chi tiết đội ngũ nhân viên tại đây: Đội ngũ nhân sự.

Chính sách và điều khoản khi sử dụng iPREG.vn

Điều khoản sử dụng: Hãy dành thời gian tìm hiểu các Điều khoản và Điều kiện Sử dụng của chúng tôi trước khi sử dụng bất kỳ phần nào trên trang web. Tham khảo Điều khoản sử dụng.
Chính sách bảo mật: Chúng tôi hiểu rằng sức khỏe là một chủ đề rất cá nhân, riêng tư và chúng tôi muốn bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể khi truy cập trang web của chúng tôi và sử dụng các dịch vụ của nó. Tham khảo Chính sách bảo mật.
Chính sách quảng cáo: iPREG yêu cầu các nhà quảng cáo cung cấp quảng cáo chính xác, phù hợp và tuân thủ Chính sách Quảng cáo của chúng tôi. Tham khảo chi tiết Chính sách quảng cáo.
Chính sách biên tập: Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến cho bạn những thông tin y tế khách quan, đáng tin cậy và kịp thời. Tham khảo Chính sách biên tập.
Chính sách sửa chữa: iPREG cam kết sửa chữa hoặc làm rõ nội dung gốc khi xét thấy cần thiết. Tham khảo chi tiết Chính sách sửa chữa.

LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 41 Phú Đô, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0396345678

Website: https://ipreg.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/ipregvn

Twitter: https://twitter.com/i_preg

Pinterest: https://www.pinterest.com/ipregvnn

10 dấu hiệu có thai sớm chính xác nhất được chuyên gia kiểm chứng

Mang thai là một thiên chức vô cùng thiêng liêng, mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều muốn. Để chuẩn bị cho quá trình mang thai được trọn vẹn, việc xác định thời điểm mang thai là rất quan trọng. Trong video hôm nay, iPREG sẽ chia sẻ cùng bạn đọc, 10 dấu hiệu có thai sớm được các chuyên gia của chúng tôi kiểm duyệt, có độ chính xác lên tới 90%.

Nội dung nổi bật

Cách pha sữa công thức Meiji cho trẻ sơ sinh